Saturday, July 23, 2011

Không phải là người.

Không phải là người.

Ngoài sự khác biệt về thể xác , con người khác với cỏ cây thú cầm là vì biết biểu lộ cảm xúc và tư tưởng của mình qua tiếng nói. Tuy nhiên chỉ nội nhìn hình dáng bên ngoài, từ con chó cho đến đứa con nít cũng biết phân biệt ai là người, cho dù người đó câm. Than ôi! thế mà giờ đây trên đất nước "Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam" - mà những kẻ lãnh đạo tự cho mình là đỉnh cao trí tuệ của loài người- vừa mới đẻ ra một định nghiã mới về con người : “Tù nhân chính trị không phải là người”.

Cũng chỉ vì cái định nghiã quái thai này mà người tù lương tâm Nguyễn Văn Trại đã không được Cộng sản Việt Nam (CSVN) công nhận là người cho nên khi chết đi gia đình ông không được phép mang xác ông về an táng tại quê nhà. Xác thân ông vẫn tiếp tục bị trả thù và phải tiếp tục bị giam trong lòng đất lạnh của trại tù Z30A – Xuân Lộc Đồng Nai, nơi điạ ngục trần gian đày đoạ ông cho tới chết.

Bị bắt năm 1996, ông Nguyễn Văn Trại bị kết án 15 tù vì đã tham gia các tổ chức chính trị đấu tranh đòi hỏi Tự do - Dân chủ cho Việt Nam. Ông lâm trọng bịnh và đã qua đời vào lúc 10h30 sáng ngày 11/07/2011 tại nhà tù Z30A - Xuân Lộc Đồng Nai, hưởng thọ 74 tuổi.

Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, ông Nguyễn Văn Trại đã bày tỏ nguyện vọng được về nhà để chờ chết bên cạnh gia đình, vợ con... nhưng nguyện vọng cuối cùng đó cũng bị từ chối.

Theo bức thư của thầy Thích Thiện Minh cho biết:

"Trước cơn hấp hối, Tù Nhân Nguyễn Văn Trại được trại giam đưa ra nằm bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai, sau đó xuất viện vào 5 giờ chiều ngày 10/07 do Bệnh Viện từ chối chữa trị, vì bệnh nan y không thể chữa trị được. Công An trại giam đã đưa ông trở lại nhà Tù Z30A, Xuân Lộc-Đồng Nai. Ông đã qua đời trong oan nghiệt và tức tưởi vào lúc 10g30 sáng thứ hai ngày 11/07 tại nhà giam. Gia đình thân nhân xin được đưa thi hài ông Nguyễn Văn Trại về an táng tại quê nhà, nhưng Ban Giám Thị Trại từ chối, với lý do ông "NGUYỄN VĂN TRẠI LÀ MỘT TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI"".

Những ngày cuối cùng nằm điều trị tại bệnh viện Biên Hòa, ông đã được thầy Thiện Minh đến thăm hỏi. Bên giường bệnh, cầm tay thầy Thiện Minh, ông thều thào trăn trối: “Tôi biết mình không còn sống được bao lâu nữa, để được thấy rồi đây Việt Nam cũng sẽ có dân chủ,... Tôi cũng mong được chết bên cạnh người thân...”.

Ai mà không cảm kích xúc động và uất hận khi nhìn những tấm hình chụp người tù lương tâm Nguyễn Văn Trại vào những ngày cuối cùng trên giường bịnh chẳng khác chi một bộ xương người. Một con người với đầy đủ đầu, mình, tay chân, biết thều thào tiếng người để bày tỏ nguyện vọng mơ được về chờ chết bên cạnh gia đình, thế mà sao cái chế độ bất nhân "Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam" không công nhận ông là người để vịn vào đó hèn hạ trả thù người chết qua hành động tiếp tục bỏ tù cái xác người đã chết một cách không cần thiết.

Nhìn tấm hình người tù lương tâm mà sao tôi vẫn như nghe văng vẳng những lời thì thào trăn trối của ông: “Tôi mong được chết bên cạnh người thân” để rồi chạnh lòng đau buốt tâm can! Ô hay! Nghị quyết 36 vẫn ngọt ngào kêu gọi người dân VN hãy khép quá khứ hướng về tương lai, thế sao ngày hôm nay nhà nước CVSN lại không làm gương khép quá khứ mà lại cứ tiếp tục hèn hạ trả thù người chết một cách dã man như thế này?! Nguyễn văn Trại đã chết, sao nhà nước không trả lại cái xác đó cho vợ con họ? Phải chăng nhà nước muốn chiếm đoạt luôn cái xác tù nhân nhốt tiếp ở trại tù để mai mốt có thêm cơ hội làm tiền gia đình nạn nhân xin bốc mộ? Một dịch vụ kinh tài béo bở làm tiền trên xương cốt hàng trăm ngàn tù nhân "cải tạo" và tù nhân lương tâm đang nở rộ ở Việt Nam.

Thảm trạng VN ngày hôm nay cho thấy rằng nhà cầm quyền CSVN không phải chỉ coi tù nhân chính trị không phải là người mà họ đã khai thác dân tộc VN như một món hàng biết nói, khóc tiếng người để kinh doanh làm giàu trên nỗi khổ đau của dân tộc. Buôn dân vẫn chưa thỏa mãn lòng tham vô đáy, lãnh đạo CSVN lại còn dâng luôn đất biển cho Trung Cộng để củng cố ngai vàng quyền lực của mình

Câu chuyện tang thương của người tù lương tâm Nguyễn Văn Trại ngày hôm nay một lần nữa nhắc nhở cho chúng ta một điều rất quan trọng là CSVN không bao giờ khép quá khứ và sự trả thù của chế độ ngày càng tinh vi khốc liệt hơn trước. Cũng vì thế “Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm”.

“Tôi biết mình không còn sống được bao lâu nữa, để được thấy rồi đây Việt Nam cũng sẽ có dân chủ”. Ôi! Cảm kích thay lời trăn trối nặng tình non nước! Trước vong linh người tù lương tâm Nguyễn Văn Trại, xin ông an tâm yên giấc ngàn thu vì tôi tin chắc rằng ước vọng của ông nói riêng và của dân tộc VN nói chung sắp thành. Khi trên quê hương VN vẫn còn những tấm lòng mặn nồng với núi sông không chiụ cúi đầu trước bạo lực thì lịch sử VN tất phải lật sang trang mới huy hoàng không còn bóng dáng kẻ nội thù và ngoại thù Trung Cộng. Người dân Việt giờ đã nhìn ra cái gốc của vấn đề là cái gai CSVN cần phải nhổ thì mới dọn sạch được cỏ dại xâm lăng Trung Cộng ngày càng lan rộng trên quê hương VN chúng ta. Và không một bạo lực nào có thể cản nổi bánh xe lịch sử đang chuyển mình tiến lên bởi ý dân là ý Trời.

Nam Dao (Adelaide)

20/7/2011

---

Wednesday, July 20, 2011

Bhutan, một quốc gia khác thường !


Bhutan, một quốc gia khác thường !

Là một quốc gia nhỏ bé được bảo bọc bởi dãy núi Himalaya, tây bắc giáp Tibet - Nepal, tây nam giáp Ấn Độ, với dân số gần bảy triệu trong đó 75% theo Phật giáo Mật Tông, Bhutan chắc sẽ hoàn toàn xa lạ đối với tôi nếu tôi không có cơ hội được đi thuyết trình ở Thimphu, thủ đô của xứ đó tại Hội nghị Quốc tế “The 4th Conference of South and East Asian Association for the study of Culture and Religion” đặt dưới trướng của Liên Hiệp Quốc, cùng với tiến sĩ Trần Mỹ Vân. Đại hội diễn ra bốn ngày (30/6 – 3/7/2011) với sự tham dự của 220 thuyết trình viên gồm những giáo sư đại học, học giả, nghiên cứu gia, đến từ 66 quốc gia trên thế giới. Sau đại hội, các diễn giả được Ban tổ chức mời đi thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh ở Bhutan. Cho dù chỉ với 8 ngày ngắn ngủi sống nơi xứ này, nhưng Bhutan giờ đây lại trở thành một quốc gia để lại trong tôi nhiều điều đáng suy gẫm nhất so với nhiều quốc gia khác ở Âu Châu, Mỹ, Á châu mà tôi đã từng đi du lịch hay sống một thời gian dài tại đó.

Khi vừa đặt chân trên phi trường Paro cảm nhận đầu tiên của tôi là sự an lạc trong tâm hồn. Tôi như thấy mình đang lạc vào một thế giới mới tách rời với thế giới tiến bộ văn minh nhộn nhịp chạy theo vật chất thời nay. Một cảm nhận lạ lùng mà tôi chưa hề có khi ghé qua những phi trường khác ở Bangkok, Paris, Los Angeles, Sydney, Tokyo, London, Rio De Janeiro, v.v... Và chỉ sau khi rời Bhutan trở về lại Bangkok tôi mới khám phá ra được sự an lạc bắt nguồn từ đâu.

Chủ đề của đại hội thế giới năm nay là “Mountains in the religions of South and South East Asia: Place, Culture and Power”. Mở đầu đại hội là phần thuyết trình của Tiến sĩ Trần Mỹ-Vân về đề tài “Từ Thất Sơn màu nhiệm đến Phật Giáo Hòa Hảo”. Qua đề tài này TS Trần Mỹ-Vân đã dẫn chứng bằng dữ kiện lịch sử trình bày cho cử tọa ngoại quốc nhìn thấy một phần là cho dù nhà cầm quyền CSVN tìm đủ mọi cách tiêu diệt đạo Hòa Hảo nhưng các tín đồ Hòa Hảo vẫn một lòng quyết tâm “giữ đạo chờ Thầy”. Bà cũng đề cập đến tấm lòng yêu nước vô bờ bến của Đức Huỳnh Phú Sổ và cũng giống như đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo đang phát triển mạnh ở hải ngoại. Với cách trình bày rất giản dị tự nhiên như kể chuyện TS Trần Mỹ-Vân đã tâm phục được cử tọa. Trong tư thế của một sử gia quốc tế, tiếng nói của bà đã giúp cho các sử gia, học giả trên thế giới biết thêm về đạo Cao Đài và Hòa Hảo cũng như hiểu rõ hơn về sự chà đạp tự do tín ngưỡng ở Việt Nam. Được biết, từ hơn 20 năm qua, bà đã không ngưng nghỉ nói lên những thực trạng kinh tế và xã hội ở Việt Nam, hay đề cao tinh thần bi trí dũng của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ tại các diễn đàn quốc tế.

Cá nhân tôi nói về Uluru, ngọn núi thiêng liêng đối với thổ dân Úc. Uluru còn được gọi dưới tên khác là Ayers Rock, cách Alice Spring 350 cây số về hướng tây nam, được ghi trong danh sách world heritage về giá trị văn hóa và vẻ đẹp thiên nhiên, và cũng là một trong 15 world heritage (gia sản thế giới). Đối với thổ dân Úc, Uluru là căn nhà ở của tổ tiên và là nơi thờ phượng cho nên họ không được phép leo núi. Với niềm tin rằng khi chạm tay vào hòn núi này họ sẽ liên lạc được với Tổ tiên và sẽ được ban phép lành. Họ rất đau lòng phải chứng kiến cảnh du khách trèo núi - là một hình thức coi thường văn hóa thổ dân Úc hay trước sự kiện một số du khách vô trách nhiệm đã làm hư hại di tích lịch sử của tổ tiên từ hàng chục ngàn năm xưa để lại. Vì nhu cầu bảo vệ gia sản thế giới và tôn trọng văn hóa thổ dân, vấn đề “leo núi hay không leo núi Uluru” đã trở thành một đề tài tranh luận chưa tìm được câu trả lời từ hơn hai thập niên qua và vẫn đang còn được đem ra tranh luận sôi nổi ở quốc hội Úc cho tới ngày hôm nay.

Ngoài những bài thuyết trình khác rất có giá trị liên quan đến những hòn núi thiêng liêng ẩn chứa ý nghĩa đạo ở nhiều nơi trên thế giới, phần thuyết trình của những diễn giả Bhutan về đề tài Gross National Happiness (chỉ số hạnh phúc quốc gia) mà xứ Bhutan đang áp dụng đã lôi cuốn sự chú ý của rất nhiều người. Trong khi tất cả các quốc gia khác trên thế giới đặt trọng tâm vào việc làm gia tăng chỉ số GDP (Gross Domestic Product, Tổng Sản Phẩm Nội Địa), thì quốc gia Bhutan lại đặt trọng tâm trên sự sung sướng, hạnh phúc nội tâm của người dân để từ đó đưa ra những chính sách phù hợp với mục tiêu gia tăng Gross National Happiness (chỉ số hạnh phúc quốc gia). Phải chăng cách điều hành quốc gia khá đặc biệt nêu trên và cộng thêm lòng sùng đạo của người dân Bhutan đã khiến cho người dân xứ đó dù sống trong một môi trường nghèo nàn chậm tiến thiếu thốn tiện nghi vật chất nhưng họ vẫn tìm thấy được sự an lạc mà tôi nhìn thấy được trên nét mặt, qua cách đi đứng ăn nói bình thản, diụ dàng và lịch sự của những người dân Bhutan tại thành phố Thimphu và những nơi tôi có dịp ghé thăm. Từ già tới trẻ, từ người ăn mày tới cô sinh viên, qua đến ông tổng trưởng hay vị tu hành, tất cả đều có chung 1 điểm là thái độ khoan thai bình thản. Ngoài ra, không phải chỉ có người dân Bhutan hiền hòa, mà ngay cả những con chó hoang bulldogs nổi tiếng là dữ dằn sống lang bang tại Thimphu cũng đâm ra hiền lành chả buồn sủa khi có người lạ đến gần mình. Trước hiện tượng lạ lùng này tôi và TS Mỹ Vân đã nói đùa với nhau là sống ở xứ Phật nên con chó dữ dằn cũng đâm ra đi tu. Điểm đặc thù khác của xứ này người dân tránh sát sinh vì họ không muốn làm cho súc vật bị đau đớn.

Nếu nói về thắng cảnh thì ngoài nét đẹp hùng vĩ linh thiêng huyền bí của dãy núi Himalaya bao bọc xứ sở này, Bhutan là một trong những quốc gia vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét cổ kính của nó vì cho tới hôm nay vẫn chưa bị những lối kiến trúc âu tây xâm nhập. Đây là điểm son của Bhutan phản ảnh phần nào tâm trạng không vọng ngoại của người dân Bhutan biết trân qúy gìn giữ gia tài văn hóa nghệ thuật của đất nước mình. Một trong những thắng cảnh mà tôi thích nhất là những ngôi chùa nằm chênh vênh trên sườn núi mà tôi có dịp được đi thăm. Kể từ khi xa quê hương, đây là lần đầu tiên tôi tìm lại được tại nơi đây bầu không khí thật thanh tịnh lắng sạch bụi trần và an lạc như nét mặt từ bi của Đức Phật trong chánh điện. Một bầu không khí tu hành thứ thật khó tìm thấy ở thời đại này.

Nếu đi du lịch chỉ với mục đích ngắm cảnh và shopping thì Bhutan chả có gì là hấp dẫn. Đó là chưa kể đến chuyện hao tài vì tiền máy bay quá nặng mà du khách chỉ được phép ở lại vài ngày mà thôi và mỗi ngày lại còn phải đóng thuế cho chính phủ $US 250. Cũng vì thế những du khách đến Bhutan thường là những người muốn tìm hiểu về đạo Phật, về sự vận hành của quốc gia này dựa trên Gross National Happiness. Riêng tôi vẫn mong muốn sẽ có một ngày trở lại Bhutan, thăm lại ngôi chùa mà sự thanh tịnh đã thức tỉnh trong tôi về ý nghĩa vô thường của đời người.

Nam Dao






















---

Sunday, July 17, 2011

Munich, South Germany: Biểu Tình ngày 16.07.2011: Chống Việt cộng - Phản đối Trung cộng - Biểu dương đoàn kết - Yểm trợ đấu tranh cho quê hương.

Cờ Vàng giữ nước, cờ đỏ bán nước.
Muốn chống Trung Cộng, phải diệt Việt Cộng.


Video 16.07.2011:

http://www.youtube.com/watch?v=ejrB27AhaM8

http://www.youtube.com/watch?v=YLKhaDaMIxk









Munich, Bavaria, South Germany: Biểu Tình ngày 16.07.2011: Chống Việt cộng - Phản đối Trung cộng - Biểu dương đoàn kết - Yểm trợ đấu tranh cho quê hương.

Cùng đứng chung dưới ngọn Cờ Vàng Chính Nghĩa để chống bọn Trung Cộng xâm lăng và chống bè lũ Việt gian Cộng sản buôn dân bán nước.


Hơn 200 đồng hương biểu tình chống Trung Cộng & chống Việt Cộng, trước Tổng Lãnh Sự cuả Trung Cộng tại Munich, Nam Đức ( và hơn 100 đồng hương tham gia Biểu Tình ngay sau đó, tại phố chính cuả Munich ), ngày 16 tháng 7 năm 2011.

Địa điểm cuộc biểu tình :

Lãnh sự Trung cộng (Generalkonsulat China)
Romanstr. 107 80639 München lúc 9:30 giờ ngày thứ bảy 16.07.2011
và cạnh nhà thờ St Michael Neuhauserstr. 8 (gần Karlplatz) lúc 12 giờ cùng ngày.

Cùng nhau nâng cao tinh thần đoàn kết, yểm trợ quốc nội đấu tranh bảo vệ quê hương xứ sở!

BTC - Cộng Đồng Người Việt Tự Do München Bayern

Liên lạc:
Phạm Minh Tín 08141/ 17599 phamtin@gmx.de
Lê Hồng Đức 089/ 6151 9986 duc@lehong.de
Lê Quang Thành 089/ 66655403 le@gv.mpg.de

Photo Courtesy: Mr. Nguyễn Quí Cường.

Video 16.07.2011:

http://www.youtube.com/watch?v=ejrB27AhaM8

http://www.youtube.com/watch?v=YLKhaDaMIxk


---

Friday, July 15, 2011

Chương Trình Văn Nghệ Hướng Về Quê Hương Việt Nam Với Sự Hiện Diện đặc biệt của Nhạc Sĩ Nguyệt Ánh và Những Tác Phẩm Mới Nhất.


Kính mời quý Bác, Cô, Chú & Anh Chị tham dự

Dạ Tiệc Văn Nghệ & Dạ Vũ
Mừng Đệ Tam Chu Niên Bản Tin Hoa Thịnh Đốn


Vào lúc 6:00 PM Chúa Nhật 31 tháng 7 năm 2011
Nhà Hàng Thần Tài
6249 Arlington Blvd. Seven Corners Center
Falls Church, VA 22041
Tel. 703-538-3333


Chương Trình Văn Nghệ Hướng Về Quê Hương Việt Nam
Với Sự Hiện Diện đặc biệt của Nhạc Sĩ Nguyệt Ánh và Những Tác Phẩm Mới Nhất.

Dạ Vũ với Ban Nhạc The Spotlight

Bản Tin Hoa Thịnh Đốn trên SBTN

Tin Tức Hoa Kỳ và Thế Giới: Phát hình vào lúc 8:30 PM cho đến 9:00 PM từ Thứ Hai cho đến thứ Bảy

Những Vấn Đề Việt Nam: Phát hình vào lúc 11:00 PM Thứ Sáu và 8:30 PM Chúa Nhật

Việt Nam Đi Về Đâu: Phát hình vào lúc 11:00 PM Thứ Tư

Giá vé Bảo Trợ $35.00/Ticket

Vé VIP $500.00/Bàn

Vé có bán tại Thẩm Mỹ Viện Ngọc Minh

763 Wilson Blvd, Eden Center, VA 22044

Tel. (703) 237-3999, (703) 237-3599

Để biết thêm chi tiết xin liên lạc Võ Thành Nhân 301 257 8496

Kính

VTN
vothanhnhan@aol.com

http://www.youtube.com/watch?v​=rD2KCA5I4Hw

http://www.youtube.com/watch?v​=lBAyRhPeKZk

---

Tuesday, July 12, 2011

Nhạc hội "Hướng về biển Đông" tại San Jose thành công rực rỡ, hơn 10,000 người tham dự.

Thành thật chúc mừng NHẠC HỘI HƯỚNG VỀ BIỂN ĐÔNG THÀNH CÔNG RỰC RỠ với HƠN 10,000 NGƯỜI THAM DỰ Vào lúc 6:30 chiều thứ Sáu, ngày 8 tháng 7 năm 2011 tại Grand Century Mall, thành phố San José do Liên Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH vùng Bắc Cali phối hợp với Hệ Thống Truyền Thông Viên Thao, EMTV tổ chức.

Xin chung vui với Liên Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH vùng Bắc Cali, Hội Ái Hữu Lực Lượng Đặc Biệt vùng Bắc Cali và Lực Lượng Sĩ Quan Thủ Đức QLVNCH.

Sự biểu dương tinh thần dân tộc của người Việt ở hải ngoại yểm trợ đồng bào quốc nội chống lại Trung Cộng xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, chống sự khiếp nhược của cộng sản Việt Nam chứng minh ý chí quyết giữ sơn hà của mọi người dân Việt.

ĐHĐịnh.




Nhạc cảnh " Hội Nghị Diên Hồng " với các Cụ Bô lão của Hội Người Việt Cao niên vùng Vịnh Cựu Kim Sơn.




Xin chuyển bài tường thuật của " Đình Hạnh " về buổi nhạc hội " Hướng về biển Đông " tổ chức vào lúc 6:30 chiều ngày Thứ sáu 8 tháng 7 năm 2011.


NHẠC HỘI HƯỚNG VỀ BIỂN ĐÔNG THÀNH CÔNG RỰC RỠ, HƠN 10,000 NGƯỜI THAM DỰ

Vào lúc 6:30 chiều thứ Sáu, ngày 8 tháng 7 tại Grand Century Mall, thành phố San Jose, Hệ Thống Truyền Thông Viên Thao, EMTV phối hợp với Liên Hội Cựu Quân Nhân VNCH vùng Bắc Cali đã tổ chức một chương trình Nhạc Hội Hướng Về Biển Đông để biểu dương tinh thần dân tộc của người Việt ở hải ngoại, yểm trợ đồng bào quốc nội và phát động phong trào chống Trung Cộng xâm lấn lãnh thổ - lãnh hải Việt Nam, chống sự khiếp nhược của cộng sản Việt Nam trước nguy cơ bạo quyền Trung Cộng đang mưu định thôn tính Việt Nam.

Mặc dù Hệ Thống Truyền Thông Viên Thao chỉ quảng bá trong vòng 10 ngày, nhưng đã có hơn 10,000 đồng hương tham dự. Họ như cùng gióng lên tiếng chuông để thế giới cảm nhận, nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Bắc Kinh. Họ đồng lòng bày tỏ tinh thần bất khuất của dân tộc Việt như nhà văn Đỗ Vẫn Trọn, Tổng Giám Đốc Hệ Thống Truyền Thông Viên Thao và là Trưởng Ban Tổ Chức cuộc biểu dương này đã phát biểu:

“Đêm nay, San Jose rực sáng một niềm tin, ngày 8 tháng 7 năm 2011, dấu mốc lịch sử. Hơn 10,000 trái tim yêu thương của người Việt hải ngoại hội tụ về để bày tỏ thái độ dứt khoát, chống sự xâm lấn của Trung Cộng, chống sự khiếp nhược của Cộng Sản Việt Nam”.

Mở đầu chương trình, nghệ sĩ Phương Thư và tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng thay mặt Hệ Thống Truyền Thông Viên Thao cảm tạ quan khách-đồng hương tham dự và trình bày ý nghĩa của buổi tổ chức.

Tiếp đến, ông Lê Đình Thọ - Tổng thư ký Liên Hội Cựu Quân Nhân VNCH đã đọc tuyên cáo lên án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Cựu Trung tá Đỗ Hữu Nhơn, chủ tịch Hội Ái Hữu Lực Lượng Đặc Biệt VNCH vùng Bắc Cali đã đọc kháng thư bản tiếng Việt, giáo sư tiến sĩ Thomas Nguyễn Thanh Tòng đọc bản tiếng Anh lên án Trung Cộng xâm lấn Việt Nam.

Chuyển qua phần văn nghệ, MC Thanh Tùng – Ngọc Oanh và tất cả xướng ngôn viên của Hệ Thống Truyền Thông Viên Thao và EMTV đã điều hợp rất xuất sắc.

Rất nhiều ca sĩ nổi tiếng của hai miền Nam Bắc Cali như Carol Kim, Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, Hương Lan, Bằng Kiều, Thảo Sương, Hoàng Thanh, Tô Anh Vũ, Trung Nghĩa, Anh Tuấn, Trọng Khôi, Quỳnh Vi, Hồ Ngọc Như, Ngọc Linh, Mạnh Quân, Hà Ngọc Nhung, Ngân Hạnh, Nguyên Nhu, Quốc Anh, … đã tham dự và trình bày nhiều nhạc phẩm quê hương bằng tất cả tấm lòng của họ.

Tất cả xướng ngôn viên của Hệ Thống Truyền Thông Viên Thao và EMTV đã hợp ca cùng với ca đoàn Ngọc Đồng và Chứng Nhân bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang. Nhiều đồng hương đã hát theo trong tiếng gọi tình tự dân tộc về một Việt Nam ngạo nghễ.

Biệt đoàn Văn Nghệ Lam Sơn với 3 hợp ca, Hội Nghị Diên Hồng của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Đáp Lời Sông Núi của nhạc sĩ Trúc Hồ và Phải Lên tiếng của nhạc sĩ Lê Minh Bằng đã làm cho toàn thể khán giả xúc động. Tất cả con dân Việt Nam đều hướng về hồn thiêng sông núi.

Có thể nói đây là một buổi biểu dương chống Trung Cộng xâm lấn Việt Nam và chống nhà cầm quyền Việt Nam khiếp nhược đông đảo nhất từ trước đến giờ, mà Hệ Thống Truyền Thông Viên Thao là cơ quan truyền thông đầu tiên khởi xướng phong trào này tại hải ngoại.

Trước giờ khai mạc, lực lượng sĩ quan Thủ Đức VNCH và nhiều hội đoàn quân nhân VNCH cùng một số tình nguyện viên đã lo chu đáo thiết trí sân khấu. Vòng đai an ninh trật tự được bảo đảm bởi Gia Đình Mũ Đỏ VNCH. Xướng ngôn viên Thanh Sơn của Sài Gòn Radio trực tiếp truyền thanh những diễn biến xảy ra tại buổi diễn và hướng dẫn đồng hương những nơi đậu xe. Dàn cameraman - kỹ thuật của Viên Thao TV và EMTV làm việc không ngừng. Từ Tài Văn Kiên, Cao Ly Sâm, Nguyễn Minh, Dương Khá, Trương Quang Tín, Trần Đức Thuận, Thanh Thảo, Minh Hoàng… cùng với sự tăng cường của Nguyễn Cang, Tân Minh, bảo đảm những thước phim giá trị gửi đến khán thính giả.

Dù thời gian tập dợt rất ngắn, nhưng những ca đoàn và xướng ngôn viên, cộng sự của Hệ Thống Truyền Thông Viên Thao đã chu toàn được buổi diễn.

Nhạc Hội Hướng Về Biển Đông thật vô cùng ý nghĩa, đêm thứ sáu ngày 8 tháng 7 năm 2011 tại San Jose là một ngày ghi nhớ. Rất đông đồng hương đã ở lại đến những phút cuối cùng. Tâm tư của họ hướng về một Việt Nam, dù nhỏ bé, cũng không thể nào để Trung Cộng xâm chiếm như Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã từng anh dũng hải chiến với Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 để minh chứng cho hành động bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

Nguyên nhân đưa đến trận đánh là vào ngày 11 tháng 1 năm 1974, Bộ ngoại giao Trung Cộng đã ra bản tuyên bố phản đối Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã đặt 10 đảo trong quần đảo Trường Sa thuộc Tỉnh Phước Tuy mà Trung Cộng gọi là đảo Nam Sa. Trung Cộng cho đó là một sự xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Trung Cộng nên đã mở cuộc tấn công bất ngờ nhưng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã cương quyết chống trả để bảo vệ lãnh hải của Việt Nam. Trong trận đánh này, nhiều chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh một cách hào hùng.

Thời gian mấy năm gần đây, Trung Cộng đã công khai bành trướng mưu định chiếm giữ Trường Sa-Hoàng Sa. Nhiều ngư dân Việt Nam đã bị tàu Trung Cộng bắt giữ đánh đập trong khu vực này. Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hilary Clinton đã cảnh báo Trung Cộng về sự xâm phạm biển đông mà họ đang mưu định.

Hiện nay, đồng bào trong nước dù bị nhà cầm quyền Cộng Sản ngăn cấm nhưng đã can đảm tổ chức những cuộc biểu tình tại Hà Nội, Sài Gòn, khắp nơi nơi ở trong nước, ở hải ngoại lòng dân sôi sục. Tất cả như đồng lòng cùng nhau giữ gìn ngọn cỏ tấc đất của tiền nhân để lại.

Trong tinh thần đó, đêm Nhạc Hội Hướng Về Biển Đông với hơn 10,000 đồng hương tham dự, 10,000 trái tim Việt Nam hòa nhịp theo vận mệnh của đất nước, cùng nhau quyết giữ sơn hà.

Đình Hạnh.

---

Open-air Concert in San Jose: Support Vietnamese Struggle against Red China's Invasion & Vietnamese Communists Defectors.

Friday, July 8th 2011. San Jose, North California, USA.

Ne Du>2011-7-8 Nhạc Hội hướng về Biển Đông @ San Jose

https://picasaweb.google.com/neqdu08/201178NhacHoiHuongVeBienOngSanJose?feat=email

Photo Courtesy: Ne Du.


---

Sunday, July 10, 2011

Munich, Bavaria, South Germany: 10th of July 2011: Vài hình ảnh trong ngày Tưởng Niệm lần thứ 16, Biến Cố Srebrenica

Munich, Bavaria, South Germany: 10th of July 2011
Biểu Tình và Tuần Hành.
Vài hình ảnh trong ngày Tưởng Niệm lần thứ 16, Biến Cố Srebrenica, người Serbia tàn sát hơn 10 ngàn người Bosnia (cho đến năm 2009 đã chôn tại đó 8376 người).

16. Gedenktag des Völkermordes in Srebrenica (1995).

Không quên 6800 đồng bào Huế bị Việt Cộng tàn sát dã man trong Biến Cố Tết Mậu Thân 1968, Huế, Việt Nam.

















Munich, Bavaria, South Germany: 10th of July 2011
Biểu Tình và Tuần Hành.
Vài hình ảnh trong ngày Tưởng Niệm lần thứ 16, Biến Cố Srebrenica, người Serbia tàn sát hơn 10 ngàn người Bosnia (cho đến năm 2009 đã chôn tại đó 8376 người).

16. Gedenktag des Völkermordes in Srebrenica (1995).

Không quên 6800 đồng bào Huế bị Việt Cộng tàn sát dã man trong Biến Cố Tết Mậu Thân 1968, Huế, Việt Nam.


---

Saturday, July 9, 2011

Germany Uyghur Women’s Committee: Demonstration on 7-7-2011

Cùng liên kết và ủng hộ các cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền của các quốc gia vùng Đông Á đang bị Trung Cộng xâm chiếm.


Germany Uyghur Women’s Committee: Demonstration on 7-7-2011.

An Uyghur man with the Vietnamese Heritage & Freedom Flag and a Vietnamese man with the Uyghur and Tibet Flags ♥

Munich, South Germany.
What: Demonstration.
When: 7 July, 16:30-19:00.
Where: Karlsplatz Stachus, Munich.
Organized by: Germany Uyghur Women’s Committee.
Contact: Ms. Gulnar Osman, Tel: +49 176 284 26744, Email: ablat.guelnar@hotmail.de


---

Thursday, July 7, 2011

Tuyên Cáo về Biển Đông.

ỦY BAN BẢO VỆ SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ

TUYÊN CÁO

về Thỏa Thuận giữa TC và VC liên quan đến giải pháp cho Biển Đông.


Bản tin của Tân Hoa Xã đề ngày 28 tháng 6, năm 2011 cho biết rằng ngày hôm qua thứ Ba, 27 tháng 6, 2011 Trung cộng (TC) kêu gọi Việt nam ( VC) thi hành thỏa hiệp song phương về vấn đề 'Biển Nam Trung Hoa' mà hai bên đã đạt được nhân chuyến viếng thăm Trung Cộng của đặc phái viên Hồ xuân Sơn, thứ trưởng ngoai giao VC vào ngày 25 tháng 6 vừa qua. Trong chuyến viếng thăm này, Hồ xuân Sơn gặp Ủy Viên Quốc Vụ Viện Đới bỉnh Quốc và thứ trưởng ngoại giao Trương chí Quân.

Theo bản tin này, Hồng Lỗi, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao TC tiết lộ rằng hai bên đã đạt được thỏa thuận về các vấn đề sau:

1). Giải quyết tranh chấp bằng cách thương thuyết (tham khảo 'hữu nghị') và tránh các động thái có thể làm cho vấn đề trầm trọng hay phức tạp thêm.

2). Hai bên phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa TC và VC.

3). Cam kết tích cực hướng dẫn công luận và cảnh giác tránh đưa ra những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoai Giao TC về buổi họp giữa Đới bỉnh Quốc và Hồ xuân Sơn, thì hai bên xúc tiến mau lẹ việc tham khảo ý kiến để có một hiệp ước về các nguyên tắc căn bản nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh hải giữa Việt nam và Trung Hoa, cam kết cố gắng hơn để ký một hiệp ước càng sớm càng tốt. TC hy vọng phía “VC sẽ thực thi điều đã 'thỏa thuận với chúng tôi' và cố gắng bảo vệ hòa bình và ổn cố 'Biển Nam Trung Hoa'.”

PHÂN TÍCH NỘI DUNG THỎA THUẬN CỦA TC VÀ VC.

1. Trước hết, ta cần nhắc đến bối cảnh chung dẫn tới thỏa thuận này.


- Trên nguyên tắc, thoả thuận giữa hai quốc gia về một số vấn đề là để hai bên cùng giải quyết và thi hành, nhưng trong bối cảnh và tình hình thực tế trong mối bang giao giữa TC và VC và ngay trong nội dung bản thỏa thuận thì đây chính là một số đòi hỏi mà TC buộc VC phải thi hành, dù có nhấn mạnh đến 'tham khảo hữu nghị' (hỏi ý kiến thân thiện, tưởng như hai bên ngang bằng nhau và cùng thi hành) để tiến tới một giải pháp cho vấn đề Biển Đông.

- Trong những ngày qua, truyền thông TC công khai nhắc đi nhắc lại lời tuyên bố của lãnh đạo TC khẳng định TC có chủ quyền trên Biển Đông không thể chối cãi được. Báo chí còn nhắc tới công hàm của Phạm văn Đồng công nhận chủ quyền ấy của TC. TC có nhiều hành vi xác nhận chủ quyền trên Biển Đông: cấm ngư dân Việt đánh cá gồm cả bắn giết, bắt bớ, giam cầm vì vi phạm lãnh hải, tập trận, cho tầu ngư chính tuần tra... Mới đây, ngày 25 tháng 5, TC cho tàu hải giám vào cắt dây 'cap' của tàu Bình minh 2 của VC đang thăm dò dấu khí ngoài khơi Nha Trang trong thềm luc địa VN, và ngày 9 tháng 6, tàu ngư chính cắt dây 'cap' tàu Viking 2 của VC, đang thăm dò dầu khí ngoài khơi Vũng Tàu, cũng trong thềm lục địa VN. TC viện dẫn lý do rằng 2 tàu thăm dò dầu khí này của VC hoạt động trong phần lãnh hải thuộc chủ quyền của chúng. Những sự kiện trên giúp ta nhận diện được ý định của TC là gì trong cái gọi là thỏa thuận trên. Mặt khác, dù mang danh nghĩa là thỏa thuận giữa hai bên, nhưng thực chất, kể cả khi ta nhìn vào nội dung bản công bố của Hồng Lỗi thì thấy VC đã 'đồng ý' phải làm theo đòi hỏi của TC. Và qua thỏa thuận này, TC nhắm vào một giải pháp có tính cách lâu dài về Biển Đông bằng một hiệp ước với VC mà người ta dự đoán rằng nội dung hiệp ước không ngoài những gì mà lãnh đạo TC đã công bố.

- Kế đó là xem xét bối cảnh chung tại Biển Đông và từ đó phát sinh ra thỏa thuận này. Vậy TC muốn gì khi lập 'thỏa thuận' với VC và nhất là vai trò của VC trong kế hoạch Biển Đông của chúng?

Đầu tháng 4 năm 2010, Cui tang Kai, thứ trưởng ngoại giao TC với sự hiện diện của Ủy Viên Quốc Vụ Viện Đới bỉnh Quốc và Bộ trường ngoại giao Dương Khiết Trì, thông báo chính thức cho James Golberg, thứ trưởng ngoại giao Mỹ trong một buổi viếng thăm tại Bắc Kinh rằng từ nay TC coi Biển Đông là quyền lợi cốt lõi, tương đương với quyền lợi của TC ở Đài Loan và Tây Tạng. Như vậy là khu vực lưỡi bò mà cục Bản đồ TC vẽ và phổ biến hồi tháng 6 năm 2006 nay chính thức là tài sản của TC.

Để phản ứng đối với quyết định 'đuổi' Mỹ ra khỏi Biển Đông của TC, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates hơn 1 tháng sau đó tuyên bố trong buổi họp của Hội nghị Đối Thoại Shangri-la về quốc phòng ở Tân Gia Ba rằng Mỹ có quyền lợi bảo vệ quyền tự do lưu thông trên các vùng biển kể cả Biển Đông, gồm cả trên không phận và Mỹ cũng bảo vệ các công ty Mỹ khai thác dầu hỏa tại nơi này. Đến tháng 7, tại Hội nghị An Ninh Khu Vực của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Hà nội, Bộ trưởng Ngoai Giao Mỹ Hillary Clinton chia vấn đề Biển Đông thành 2 lãnh vực và tuyên bố rằng:

a). Về tranh chấp chủ quyền trên các hòn đảo thuộc Biển Đông, Mỹ không đứng về bên nào (trong số 6 quốc gia tương tranh); Mỹ chỉ đòi hỏi rằng các quốc gia thương thảo với nhau để giải quyết vấn đề chủ quyền, không được sử dụng võ lực. Điều này đã được các thành viên ASEAN và TC cam kết trong Bản Tuyên Bố về Qui Tắc Ứng Xử (DOC) tại Nam Vang năm 2002. Clinton nói thêm rằng các quốc gia thành viên ASEAN nên hợp tác với nhau thành một khối để thương thảo với TC;

b). Về vấn đề lưu thông trên Biển Đông, Mỹ đòi hỏi rằng phải có tự do cho tất cả các quốc gia, trong đó có tự do /an ninh hải hành. Clinton nhấn mạng rằng đó là quyền lợi quốc gia của Mỹ.

Trước tình thế có đe dọa của TC, ngay trong buổi họp trên ở Hà nội, 12 quốc gia trong đó có hầu hết các thành viên ASEAN sắp hàng với Mỹ để bảo vệ quyền lợi của mình.

Mấy ngày sau đó, Mỹ đưa hàng không mẫu hạm USS George Washington, lúc đó đang đồn trú tại Okinawa sang đậu trong thềm lục địa Việtnam, ngoài khơi Đà Nẵng, đối diện với Hải nam. Như vậy, George Washington là biểu hiệu của sức mạnh của Mỹ và là hành vi cắt lưỡi bò trên bản đồ mà TC đã vẽ ra và tuyên bố có chủ quyền.

Tiếp theo đó, TC la lối, phản đối Mỹ là kẻ ở ngoài can thiệp vào nội bộ các quốc gia có quyền lợi đang tranh chấp trên Biển Đông. TC đồng thời có các đe dọa đối với một số quốc gia này như có hành vi uy hiếp vùng biển của Phi Luật Tân. Đại sứ Bắc Kinh tại Manila họp báo xác nhận chủ quyền của TC trên phần lãnh hải của Phi. Tổng thống Phi Aquino kêu gọi sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông để duy trì hòa bình và ổn cố. TC cũng gây áp lực với Mã Lai Á...

Phong trào quốc tế hóa Biển Đông được các quốc gia trong vùng cổ võ với sự hiện diện của Mỹ để làm đối trọng với TC.

Để đối phó với các cản trở trên, TC cũng phô trương sức mạnh quân sự, nhưng không từ bỏ việc vận dụng, làm áp lực, như đe dọa, mua chuộc mỗi thành viên ASEAN đứng về phe mình. TC đặc biệt lưu tâm tới VC ngõ hầu lôi cuốn và sử dụng VC là một tay sai phá chiến lược quốc tế hóa Biển Đông, với hiện diện của Mỹ và chống lại các thế lực bên ngoài, nghĩa là Mỹ và đồng minh, vì làm cho tình hình trở nên bất ổn. Thỏa thuận do Hồ xuân Sơn với Trương chí Quân kể trên nhằm mục đích ấy, như vậy cho thấy TC đã kéo được VC về phe mình để giúp cho Bá quyền Bắc Kinh bành trướng thế lực.

Thỏa thuận này không những thỏa mãn được đòi hỏi của Mỹ là thương thuyết về chủ quyền (không sử dụng bạo lực) và lại còn phù hợp với tinh thần Bản Tuyên Bố (DOC) về cách ứng xử trên Biển Đông. Trên căn bản đó, Mỹ không còn lý do gì phản kháng hay chống đối.

Đạt được kết quả ấy, TC hy vọng VC giúp bảo vệ được quyền lợi trong âm mưu bành trướng của mình.

2. Tìm hiểu các điều khoản đã được TC và VC thỏa thuận.

Nhìn vào nội dung thỏa thuận giữa Hồ xuân Sơn và Trương trí Quân trong bối cảnh phức tạp hiện nay trong vùng Biển Đông, ta có thể kết luận ngay rằng Bắc Kinh đề ra một sồ nhiệm vụ để VC thực hiện.

a. Trước hết là Thương thuyết (tham khảo 'hữu nghị') và tránh các động thái có thể làm cho vấn đề trầm trọng hay phức tạp thêm.

Để tỏ thiện chí hòa bình và nhân danh hòa bình, TC đưa ra chiêu bài thương thuyết. Thương thuyết là điều kiện bắt buộc mà quốc tế đòi hỏi, và để tránh chiến tranh. Do vậy, TC và VC đồng ý với nhau giải quyết vấn đề Biển Đông bằng thương thuyết.

Nếu thương thuyết giữa VC và TC về một vấn đề thuộc thẩm quyền chuyên độc của VC, và không có quốc gia đệ tam nào có quyền lợi, thì xem ra không có gì phức tạp. Thí dụ như hiệp ước về Biên Giới năm 1999 trong đó nhiều vùng đất của Việt Nam đã nhượng cho TC, như các hiệp ước 2000 về phân chia lại vịnh Bắc Việt trong đó VC nhượng cho TC 11,520 km2, và hiệp ước nghề cá trong đó ngư dân Việt thuộc tỉnh Thanh Hóa bị đe dọa (và bị bắn giết) và mất quyền hành nghề. Quốc tế biết có những xâm phạm trắng trợn của TC, nhưng vẫn đứng ngoài.

Nhưng ở đây, trường hợp vấn đề Trường Sa nói riêng và Biển Đông nói chung thì khác. Bá quyền TC muốn chiếm đoạt Biển Đông làm sở hữu riêng. Và còn đe dọa các nước trong vùng nữa. Do đó, các quốc gia trong vùng có quyền lợi, ngoài kinh tế và an ninh nữa. Không chỉ có thế mà thôi, tham vọng bá quyền của TC có đụng chạm tới quyền lợi của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ.

Song phương và đa phương.

Thỏa thuận này của TC đưa ra là thỏa thuận song phương giữa TC và VC. VC thỏa thuận với TC để chuẩn bị ký hiệp ước về chủ quyền trên Biển Đông trong bối cảnh đa số các quốc gia chủ trương và vận động thương thảo đa phương, một bên là các quốc gia ASEAN và bên kia là TC.

TC biết rằng chủ nghĩa bá quyền của chúng không được các quốc gia chấp nhận, và tiến tới chống đối. Vì vậy, chúng không chịu ngồi vào bàn hội nghị với một tập hợp các quốc gia, theo nghĩa người ta gọi là đa phương.

Nói về thương thảo đa phương, ngay từ những năm đầu thập niên 1990, Nam Dương dù không là một quốc gia có đòi hỏi chủ quyền trên bất cứ một hòn đảo nào trên Biển Đông đã hô hào các quốc gia ASEAN (lúc đó mới chỉ có 6 quốc gia thành viên) hợp thành một khối để thương thảo với mục đích là bảo vệ quyền lợi chống mưu toan của chủ nghĩa bá quyền TC. Tuy nhiên TC một mực khăng khăng đòi thương thảo song phương, nghĩa là chỉ bàn thảo với từng quốc gia một, dĩ nhiên với ý định mua chuộc, vận động từng quốc gia một, nghĩa là chỉ thương thảo song phương. Vấn đề này dằng co mãi tới năm 2002, TC mới bị dồn vào vị trí phải ký vào Bản Tuyên Cáo Chung (DOC) tại Nam Vang, chấp nhận thương thảo để giải quyết tranh chấp, không sử dụng bạo lực. Tuy nhiên, dù ký vào bản Tuyên Bố ấy, TC vẫn tuyên bố rằng TC chỉ thưong thảo tay đôi với từng quốc gia trong khối. Nếu chấp nhận thương thuyết đa phương, TC không thể nào khống chế được toàn thể ASEAN, dù nay chúng có sức mạnh về kinh tế, và quân sự.

Thương thuyết của VC trong bối cảnh này là hành vi xé lẻ, giúp TC phá thế đoàn kết của các quốc gia ASEAN, hay nói khác đi có hy vọng làm vô hiệu kế hoạch chống chúng làm chủ Biến Đông, và nhất là chống lại quốc tế hóa Biển Đông do Mỹ bảo trợ. Thay vì, VC phải hợp tác với các quốc gia trong vùng nhằm được bảo vệ quyền lợi, bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ cũng như an ninh của dân tộc trước các đe dọa hung hãn nhãn tiền của Bắc Kinh.

TC rất bối rối và bực tức, khi Hillary Clinton tuyên bố quốc tế hóa Biển Đông tại Hội Nghị ở Hà nội kể trên, và kêu gọi các quốc gia trong vùng hợp tác với nhau thành một khối để thương thảo với TC. Trong buổi họp đó, có 12 quốc gia công khai lập tức đứng về phe Mỹ trong đó lại có cả Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam ủng hộ đề nghị của Mỹ. Như vậy với chủ trương thương thảo đa phương về Biển Đông và quốc tế hóa Biển Đông, Mỹ phá vỡ âm mưu “chia và trị” của TC bằng cách thương thuyết song phương, cũng như bác khước đòi hỏi chủ quyền của TC trên Biển Đông đối với các quốc gia trong vùng.

b. Thứ nhì là thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp. Với thỏa thuận mà Hồng Lỗi tiết lộ ở trên, TC và VC không nói ai là thế lực bên ngoài. Tuy nhiên, người ta hiểu ngay là VC và TC ám chỉ Mỹ. Sau Hội nghị An Ninh Khu Vực tại Hà nội, TC nhiều lần lên tiếng phản đối Mỹ can dự vào vụ Biển Đông vì là một thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp. TC tố cáo Mỹ gây xáo trộn và làm cho tình hình căng thẳng, nghĩa là mất hòa bình và ổn cố trong khu vực. Sự can dự này làm cản trở âm mưu chế ngự của TC đối với một số quốc gia trong khu vực. Vì không đủ hay chưa đủ sức mạnh quân sự, TC tìm cách kiếm một đồng minh để hợp tác làm loại trừ thế lực bên ngoài này. Đồng minh ấy là VC. Về phương diện địa lý chính trị, VC là tay chơi quan trọng trong bàn cờ Biển Đông. Dù đây mới chỉ là thỏa thuận song phương giữa TC và VC để chuẩn bị tiến tới một hiệp ước mà Nguyễn tấn Dũng gọi là giải pháp lâu dài về Biển Đông khi cam kết với Quách bá Hùng vào ngày 13 tháng 4 vừa qua, dù nó báo hiệu rằng VC có sự sắp hàng với TC để bảo vệ chủ trương bành trướng của TC, đối kháng với Mỹ và các quốc gia khác trong khu vực.

Vậy, theo thỏa thuận ngày 25 tháng 6 trên, VC có trách nhiệm tiếp tay với TC, để ngăn chặn Mỹ can thiệp vào vấn đề nội bộ của quốc gia trong khu vực này. Và Hồ xuân Sơn là đại diện VC cam kết thi hành nhiệm vụ là bằng chứng sự vận dụng thành công của TC đối với một thành viên ASEAN trong toan tính triệt tiêu âm mưu can thiệp của Mỹ.

c. Thứ ba là hướng dẫn công luận và cảnh giác tránh đưa ra những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước.

Thỏa thuận mà Hồng Lỗi nêu ra đề cập tới mối đe dọa, có bao hàm một trừng phạt, khi nói tới “tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước.” Cần phải nhấn mạnh ngay rằng “tổn hại tình hữu nghị và sự tin cậy” chính là tổn hại trực tiếp quyền lợi của Bắc Kinh, và còn ám chỉ mối đe dọa với các biện pháp chế tài. Trên căn bản này, đe dọa ấy chắc chắn không phải là VC đe dọa TC, vì VC không có phương tiện gì để đối đầu với đối phương, và người ta chỉ thấy VC “tuân theo chỉ thị” của Bắc Kinh cùng một nhịp điệu, cùng một lời đe dọa. TC đã nhiều lần đe dọa như vậy. VC đã thi hành một cách mẫn cán đòi hỏi của TC, để né tránh các đe dọa. Hơn nữa, thay vì có hành vi chống lại để bảo vệ quyền lợi của đất nước, cả quyền lợi cá nhân các lãnh đạo như danh dự của chính mình, lãnh đạo VC còn tụng xưng châm ngôn 16 chữ vàng và 4 tốt mà Giang trạch Dân đưa ra trước đây.

Rõ ràng là VC bị giao phó trách nhiệm : a) hướng dẫn công luận làm sao để không gây ra tổn hại tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước; b) cảnh giác đưa ra bình luận hoặc có hành động gây thiệt hại như trên. Mục tiêu của thỏa thuận chính là bảo vệ quyền lợi của chủ nghĩa bá quyền TC trên Biển Đông.

Theo tinh thần trên, quyền trừng phạt thuộc về TC, nếu đối ước là VC không làm tròn nghĩa vụ qui định. Người dân VN thắc mắc rằng nếu có tổn hại thì hậu quả là gì mà lãnh đạo VC phải bịt mắt tuân theo? Nó có liên hệ gì đến tính mạng hay ít nhất là quyền lợi về vật chất, về địa vị cá nhân mỗi người lãnh đạo VC và cả tập thể 14 người trong Chính Trị Bộ VC?

Nhiệm vụ của lãnh đạo VC trong kế hoạch mà Hồng Lỗi nêu ra là Hướng Dẫn Công Luận và Cảnh Giác về các bình luận hay các hành động không thích hợp.

TC rất quan ngại về phản ứng quốc tế, đặc biệt của nhân dân Việt nam về âm mưu bành trướng của Bá quyền Bắc Kinh. Đối với nhân dân Việt nam, dòng dõi nhà Hán, nay là TC hiểu rằng dân tộc Việt là một dân tộc bất khuất, quật cường, đã đánh bại ít nhất 4 cuộc xâm lăng của chúng trước đây. Nay chuẩn bị một giải pháp lâu bền cho Biển Đông, có nghĩa là chuẩn bị thực hiện những điều mà hai Đảng giữ kín bấy lâu nay. Phía TC thường nhắc đến“ nhận thức chung” nghĩa là những vấn đề hai Đảng đồng ý, nhưng phải tìm thời cơ thuận lợi thi hành. Những gì đã xảy ra đối với các hiệp ước 1999 vể Biên giới và các hiệp ước 2000 về phân chia Vịnh Bắc Việt và Nghề Cá là thí dụ.

Thỏa thuận ngày 25 tháng 6 2011 đã đưa ra chỉ hướng gồm một số vấn đề để VC thực thi:

Hướng dẫn Công Luận.

Đối với dân chúng Việt nam, vấn đề lãnh thổ lãnh hải gắn chặt với lòng yêu nước của dân chúng. Sang nhượng đất, biển cho ngoại bang là vấn đề lớn. Nó liên qua đến lòng yêu nước thiêng liêng của cả dân tộc. Cuộc chiến đấu chống lại việc này sẽ khốc liệt. Các cuộc biểu tình về Hoàng Sa Trường Sa vào tháng 12 năm 2007, Olympic Bắc Kinh tháng 4, 2008, và mới đây nhân vụ Bình Minh 2 và Viking 2 đã là mối ưu tư cho TC, vì biểu tình đó là trở ngại chính của chiến dịch xâm chiếm Biển Đông của chúng. Các phát biểu về vấn đề này của các trí thức, các nhà lãnh đạo, các nhà báo cũng là các vấn đề mà TC đòi VC phải đối phó. Đó là chưa nói tới kinh nghiệm lịch sử qua 1000 năm đô hộ mà lãnh đạo TC đã biết.

Để cho vấn đề không trở thành nghiêm trọng, Lãnh đạo VC phải có một chính sách hướng dẫn công luận qua các phương tiện truyền thông, như báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet ....

Hướng dẫn gồm 2 mặt: một mặt định hướng và mặt khác kiểm soát.

- Định hướng là ấn định một đường hướng phải theo: Nội dung các tin tức, tài liệu được qui định như thế nào để không làm tổn hại uy tín lãnh đạo đảng CSTH hoặc phơi bay sự thật bất lợi cho chính sách của TC. Như thế có nghĩa là làm tổn hại tới tình hữu nghị hay làm mất lòng tin của lãnh đạo TC đối với VC. Trong những năm qua, VC đã mẫn cán làm công tác này rồi: ngư thuyền của cư dân đảo Lý Sơn Quảng Ngãi bị tàu hải quân TC đâm và đánh chìm, làm cho ngư dân bị hất xuống biển. Sau đó, tàu hải quân bỏ đi. Đây là một hành vi xấu xa, tiêu cực của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Báo chí của CHXHCNVN không được gọi đích danh tàu hải quân TC, mà chỉ gọi là 'tảu lạ.' Tóm lại, không được nói một điều gì tiêu cực về TC. Ngoài ra, những gì có mục đích phô trương, để ca ngợi TC cần được khuyến khích, dù điều đó có nguy hại đến quyền lợi dân tộc Việt. Tờ báo điện tử, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN dịch và đăng nguyên văn một bài phóng sự in trên báo Hoàn Cầu của Đảng CSTH quảng cáo một cuộc tập trận của hải quân TC trên bãi đá ngầm thuộc khu Chữ Thập của VN. Cuộc tập trận ấy được quảng bá là để bảo vệ Biên Cương (lãnh thổ của TC) của quân đội TC, dù các đảo ấy vẫn còn là của VN.

- Kiểm soát nguồn gốc của dư luận. Đây là vấn đề kiểm duyệt truyền thông gọi chung là báo chí. Báo chí không được đăng tải những gì kể cả sự thật liên quan đến Biển Đông. Các sự thật ấy có thể gây hoang mang trong dư luận, gây ra các chống đối, như biểu tình hay bạo động và có ảnh hưởng đến dư luận không tốt đối với TC. Điều này sẽ là nguyên nhân gây ra một cuộc chiến tranh bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ chống Trung Cộng.

Đối với quốc tế, cần cung cấp tin tức tài liệu như thế nào để đánh lạc hướng. Nhờ đó, các quốc gia liên hệ nhất là Hoa Kỳ hiểu rằng quyền lợi của họ được bảo đảm, không bị xâm phạm. Họ sẽ thụ động cho đến khi “sự việc đã rồi”.....

Tránh đưa ra những lời bình luận hoặc hành động.

TC nhắm vào ai khi đưa ra cảnh cáo này? Truyền thông TC trong những năm gần đây công khai đe dọa lãnh đạo Đảng CSVN vì tội vong ân bạc nghĩa, vì tội chiếm nhiều đảo trong quần đảo Trường sa. Báo Hoàn Cầu không ngần ngại đưa ra các hình phạt là “giết” vì các tội trên. Mặt khác, trong hệ thống cai trị theo chế độ toàn trị, chỉ có lãnh đạo mới có quyền phát biểu hay đưa ra lời bình luận mà thôi. Rõ ràng câu trả lời là lãnh đạo VC là mục tiêu. TC cảnh cáo họ vì sự phản phúc của VC. Ta còn nhớ là khi Hillary Clinton tuyên bố Mỹ chủ trương tự do lưu thông trên Biển Đông vào tháng 7, 2010 tại Hội nghị ASEAN ở Hànội, Phó thủ tướng Phạm gia Khiêm gia nhập ngay nhóm 12 Quốc Gia ủng hộ quan điểm của Mỹ chống lại TC, và trước đó trong Hội Nghị Shangri-la hồi tháng 5 về quốc phòng, lãnh đạo VC cũng sắp hàng với Mỹ, khiến Bộ trưởng quốc phòng TC Lương quang Liệt công khai sỉ nhục lãnh đạo VC trước mặt các thành viên tham dự hội nghị.

Có 2 lãnh vực mà TC đề cập trong thỏa thuận này: 1) tuyên bố, và 2) hành động.


Tuyên bố: Lãnh đạo VC không được phát biểu điều gì làm tổn thương đến quyền lợi của TC như ủng hộ ASEAN đòi thương thảo đa phương theo quan điểm của Mỹ, như ủng hộ vấn đề quốc tế hóa Biển Đông.

Hành động: Tập trận chung với Mỹ hay với quốc gia khác, mua võ khí như máy bay, tàu thủy, cho Hoa Kỳ hay một quốc gia nào đó thuê mướn hải cảng Cam Ranh, v.v... để chống lại TC. Hành động còn gồm cả công dân biểu tình chống TC xâm lăng. Về vụ sinh viên Hà nội biểu tình chống TC nhân vụ Tam Sa, Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TC trong một buổi họp báo quốc tế ở Bắc kinh vào ngày 18 tháng 1,2007 nhắn nhủ lãnh đạo VC “ Chúng tôi hy vọng chính phủ VN sẽ có thái độ trách nhiệm, đồng thời có các biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn những sự việc làm tổn hại đến quan hệ song phương như vậy.” Sau đó, CHXHCNVN huy động toàn lực sức mạnh gồm cơ quan chính quyền, cảnh sát, công an, đảng, đoàn, quân đội, tòa án, nhà tù để trấn áp người biểu tình. Nhiều người bị bắt bớ, giam cầm, tù đầy. Nhà báo Điếu Cầy đến nay vẫn còn bị giam. Công việc trấn áp ấy cho đến nay vẫn tiếp tục.

Một câu hỏi:
Hồ xuân Sơn có phải là người có thẩm quyền thỏa hiệp một quyết định quan trọng này? Y chỉ là thứ trưởng ngoai giao. Vậy việc gặp mặt của y với Đới bỉnh Quốc, ủy viên Quốc Vụ Viện TC, một viên chức cao hơn Bộ Trưởng Ngoai Giao, Dương Khiết Trì, không phải là để bàn thảo hay thỏa hiệp, mà là để nhận chỉ thị thi hành. Như vậy câu hỏi là thỏa hiệp từ đâu mà có?

Ta được biết rằng từ 12 đến 18 tháng 4 vừa qua, TC đã cử tướng Quách Bá Hùng, Phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương TC sang Hà nội để gặp các viên chức hàng đầu của VC. Hùng là người đứng đầu trong thang quyền lực quân đội sau Hồ cẩm Đào, Tổng Bí Thư Đảng, kiêm chủ tịch Quân Ủy Trung Ương. Thoạt đầu, Hùng gặp Nguyễn phú Trọng, Tổng Bí Thư VC. Nội dung buổi họp không được công bố. Kế đó, Hùng họp với Nguyễn tấn Dũng. Bản tin cho biết là mục đích buổi họp là nhằm 'thăng tiến mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện với Việt nam'. Hai bên đã đồng ý hợp tác với nhau một cách chặt chẽ hơn để “ tìm ra những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Đông.” Đây là điểm phát xuất của vấn đề. Hùng còn gặp Phùng quang Thanh ngày 13 tháng 4 để sắp xếp một hợp tác chiến lược giữa hai quân đội 'đi vào thực tế' và đẩy mạnh hơn nữa 'sự hợp tác trong nhiều lãnh vực khác'. Theo Đài Bắc Kinh, Hùng đưa đề nghị 3 điểm: 1) Tăng cường tiếp xúc chiến lược, nắm vững định hướng đứng đắn phát triển quan hệ Trung Việt; 2) Coi trọng tuyên truyền hướng dẫn, tích cực tạo bầu không khí hữu nghị, đoàn kết, hợp tác Trung Việt; 3) Làm phong phú nội dung giao lưu, nỗ lực nâng cao trình độ hợp tác thiết thực giữa quân đội hai nước.

Thỏa thuận ngày 25 tháng 6 tại Bắc Kinh phản ảnh những gì mà Quách Bá Hùng và Nguyễn tấn Dũng đã họp bàn ngày 13 tháng 4.

Ngoài ra, cũng trong thời gian này 6 ngày này, còn có 2 buổi họp quan trọng khác của các lãnh đạo VC và TC mà mục đích là để chuẩn bị thi hành các thỏa thuận mà Hồng Lỗi đưa ra. 1. Lê hồng Anh đi thăm Bắc Kinh. Tại Bắc kinh, Lê hồng Anh gặp Bộ trưởng Công An TC là Mạch kiến Trụ. Mạch kiến Trụ tuyên bố về buổi họp này: việc hợp tác thi hành công lực là một phần quan trọng trong công cuộc hợp tác hữu nghị Việt Trung, hy vọng hai nước sẽ hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong các lãnh vực như chống....., khủng bố, tăng cường công cuộc hợp tác truyền thống và thúc đẩy một chiến lược đối tác tổng thể giữa hai nước. Lê hồng Anh cam kết: Việt nam sẽ tham gia cùng Trung quốc trong nỗ lực tăng cường cơ chế hợp tác để chống tội phạm và duy trì trật tự xã hội. 2. Vương thế Tuấn, chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao TC sang Việt nam găp Nguyễn minh Triết vào ngày 17 tháng 4 để đẩy mạnh hợp tác ngành tư pháp VC và TC. Sau buổi họp, Nguyễn minh Triết đánh giá cao sự hợp tác của ngành tư pháp giữa hai nước, đề nghị tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong lãnh vực xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vương thắng Tuấn phát biểu rằng VC và TC là hai nước theo chủ nghĩa xã hội, nên có nhiều điểm tương đồng, và cũng có những thách thức tương tự. Hệ thống luật pháp hai nước đều đóng góp một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ luật pháp mỗi nước.

Như vậy chỉ trong vòng 6 ngày, có 5 buổi họp giữa các lãnh đạo cao cấp nhất giữa hai Đảng để chuẩn bị công tác toàn diện thực hiện thống nhất về đường lối cho Biển Đông, về mọi mặt như quân sự , an ninh, luật pháp. Cả toàn bộ guồng máy Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN được huy động và sử dụng để thực hiện mưu đồ bành trướng của TC đối nội cũng như đối ngoại.

Ngay sau 5 buổi họp này, Trương chí Quân sang Hà nội gặp Hồ xuân Sơn. Không có chi tiết về buối họp này. Nhưng ai cũng hiểu rằng Quân là thứ trưởng ngoại giao TC, gặp Hồ xuân Sơn thứ trưởng ngoai giao VC là để chuẩn bị thi hành những cam kết của VC về Biển Đông. Và bản thỏa thuận ngày 25 tháng 6 của Hồ xuân Sơn, đại diện các lãnh tụ cao cấp nhất của VC, với sự hiện diện của Đới bỉnh Quốc, một viên chức quan trọng hàng đầu của Đảng CSTH, trên cả Bộ trưởng ngoại giao Dương khiết Trì nói lên tầm quan trọng của công tác mà VC phải thi hành.

Hồ xuân Sơn chỉ đóng vai đại diện để lo việc thi hành quyết định của TC đã có từ hồi tháng 4. Và Thỏa thuận ấy được phổ biến trong trường hợp này ở cấp thứ trưởng làm giảm bớt lưu tâm của công luận, y như Lê công Phụng trong nhiệm vụ dâng đất và Vịnh Bắc Việt trước đây.

Với kế hoạch này, VC có nhiệm vụ vận động toàn lực của CHXHCNVN theo lệnh của TC để thực thi công tác bảo vệ quyền lợi của bá quyền TC trên Biến Đông như đã nêu trên,

ỦY BAN BẢO VỆ SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ LONG TRỌNG TUYÊN CÁO:

1. Đảng CSVN đang chuẩn bị một kế hoạch qui mô chống lại quốc dân Việt nam trong âm mưu giao Biển Đông cho Trung Cộng. Việc làm này còn đưa dân tộc Việt vào vòng nô lệ giặc Tàu; hơn nữa đặt dân tộc Việt vào vị trí bị sử dụng như một con cờ đối đầu với cả thế giới tự do, trong đó có Hoa Kỳ với siêu sức mạnh của họ. Đây là tội phản quốc, một trọng tội đối với dân tộc, không thể tha thứ được. Trong những năm qua, ít nhất là từ tháng 12 năm 2007, khi Trung Cộng chính thức lập cơ quan hành chánh Tam Sa để công khai sàt nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam vào lãnh thổ Trung Hoa, Đảng này không có một hành vi nào để bảo vệ chủ quyền, ngoài vài lời tuyên bố suông rằng về phương diện lịch sử, pháp lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam. Đảng này còn đi sâu vào con đường phản lại dân tộc bằng cách trấn áp lòng yêu nước của thanh niên Việt, đứng lên biểu tình hay lên tiếng chống lại chủ nghĩa bá quyền Trung Hoa. Nhiều người bị bắt, đánh đập giữa ban ngày trên đường phố, bị cảnh sát giam cầm, bị tòa án bỏ tù vì chống lại giặc ngoai xâm. Các hành vi này của CHXHCNVN đã làm cho tập đoàn lãnh đạo Đảng CSVN hiện nguyên hình là bọn Thái Thú người bản xứ đang đàn áp dã man dân của mình thay cho quan thầy TC với mục đích tiêu diệt lòng ái quốc của thanh niên Việt, để dâng hiến tòan bộ dân tộc và đất nước cho TC.

Tập đoàn này nay đã nằm trong thế kềm kẹp của Bắc kinh, hiện nay đang chuẩn bị bước đi mới để giúp cho Bắc Kinh tiến xa hơn ở Biển Đông. Việc Nguyễn tấn Dũng tuyên bố ở Nha Trang vào tối ngày 8 tháng 6 vể vụ tàu ngư chính cắt dây cáp của Viking 2 rằng “VN có ý chí và sử dụng tổng lực quốc dân vào việc bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ” hay VC mua tàu ngầm kilo, máy bay Sukhoi tối tân của Nga, xe tăng của Pháp, tập trận bắn đạn thật ngoài khơi Quảng Nam trong tuần lể cuối tháng 6, tập trận với Mỹ và một số quốc gia khác mang ý nghĩa gì, khi phải thực thi Thỏa Thuận ngày 25 tháng 6?

Dân tộc VN không bao giờ tha thứ cho bọn Thái Thú này.

2. Tổ quốc Việt nam thực sự lâm nguy. Việt nam sẽ rơi vào vòng thống trị của Bắc phương không còn bao xa. Kết quả bi thảm này là do công lao của Đảng CSVN tận tụy đóng góp cho giặc ngoai xâm. Trong các tuyên cáo của Ủy Ban vào ngày 10 tháng 8 năm 2010, và ngày 29 tháng 8 về tình hình mới tai Biển Đông, Ủy Ban đã phơi bày thực trạng về đóng góp của bọn phản quốc cho giặc ngoại xâm; và với Lời Kêu Gọi của Ủy Ban nhân ngày Đại Hội Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 9, 2010, Ủy Ban kêu gọi mọi công dân yêu nước, trong cũng như ngoài nước, thuộc mọi tầng lớp xã hội, hãy nhất tâm đứng lên dành lại quyền làm chủ, thành lập một chính quyền của nhân dân đích thực, có tư cách đại diện chính thống cho toàn thể nhân dân qua một cuộc bầu cử tự do. Chỉ một chính quyền thực sự do dân chúng tự do tuyển cử mới có thể thống nhất được toàn lực quốc gia hầu đánh bại bất kỳ sự xâm lăng đến từ bất cứ nơi đâu.

3. Ủy Ban nhiệt liệt ca ngợi các thanh niên yêu nước, nam cũng như nữ, can đảm đứng lên công khai chống lại giặc ngoại xâm trong các cuộc biểu tình các ngày 5, 12, 19, 26 tháng 6 và 3 tháng 7 vừa qua tại Hà nội và Sài gòn, dù bị chính quyền CHXHCNVN ngăn chặn, trấn áp. UB rất lấy làm kính trọng các trí thức, các vị cao niên trong nước đã gia nhập công cuộc bảo vệ dân tộc, chống lại nạn ngoai xâm; khâm phục lòng dũng cảm của một em bé khoảng 5 tuổi tay cầm một biểu ngữ trước ngực đứng đầu đoàn biểu tình; của một thanh niên khuyết tật một mình lẽo đẽo, đi trong nhóm biếu tình; rất khích lệ khi thấy một thanh niên đứng trước một hàng rào cản, can đảm đối thoại với các cảnh sát VC mặc sắc phục, đứng hàng ngang, ngăn chặn người biểu tình, với các câu chất vấn làm cho các cảnh sát (có lẽ xấu hổ) phải quay mặt đi nơi khác; và cũng vô cùng khích lệ khi nghe được tin hôm chủ nhật 3 tháng 7 vừa qua, Cảnh sát bắt một vài thanh niên vào lúc cuộc biều tình tại Hà nội sắp giải tán và mọi người biết tin đã trở lại, đến bao vây trạm cảnh sát, khiến cảnh sát phải trả tự do cho các thanh niên ấy.

Các hào khí được thấy trong các cuộc biểu tình là động lực sẽ đánh bại mọi âm mưu xâm lăng của giặc ngoại xâm.

ooo

Ủy Ban ghi nhận rằng đám lãnh đạo VC như Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng, Trương tấn Sang, Nguyễn minh Triết, Phùng quang Thanh, Lê hồng Anh, v.v... không cảm thấy xấu hổ, nhục nhã, khi phải cúi đầu thần phục ngoại bang. Chúng tỏ ra nhẫn nhục, cam phận trước những đối xử tệ bạc của ngoại bang, ngay cả trước diễn đàn quốc tế như trường hợp Ủy Viên Chính Trị Bộ, Phó thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao VC Phạm gia Khiêm bị Bộ trưởng ngoại giao TC Dương Khiết Trì sỉ nhục với sự hiện diện của 27 thành viên Hội Nghị vì tội về hùa với 12 thành viên Hội Nghị có liên hệ trực tiếp với Biển Đông về vấn đề quốc tế hóa Biển Đông dưới sự bảo trợ của Hillary Clinton. Kỳ bàu cử Đại Hội Đảng lần thứ 11 vừa qua, không thấy có tên của Khiêm trong danh sách trong Chính Trị Bộ nữa.

Làm tại California ngày 4 tháng 7 năm 2011.

Đại Diện: GS Nguyễn văn Canh.

---